Phong trào Tây dương vụ Nhà_Thanh

Những người hăng hái thực hiện những biện pháp canh tân đều là các quan lại đã trải qua cuộc nội dậy Thái bình thiên quốc cho rằng muốn chống cự với phương Tây thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung Thân Vương Dịch Hân, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Văn Tường, Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường, Quách Sùng Đào về sau có Tăng Kỷ Trạch, Tăng Quốc Thuyên, Trương Chi Động... hình thành Dương vụ phái. Họ cùng có chung chủ trương "tân chính", kêu gọi "tự cường" bằng cách học tập phương Tây, trong đó khẩu hiệu "Trung học vi thể, Tây học vi dụng" được phái này xem là tư tưởng chỉ đạo Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới".

Ngày 13/1/1861 vua Hàm Phong ra chỉ dụ thừa nhận phong trào Dương Vụ, khuyến khích tự lực tự cường, làm theo phương Tây để tăng cường quyền lực và phát triển kinh doanh. Phong trào Tây dương vụ ra đời, do Cung thân vương Dịch Hân, em vua Hàm Phong giữ chức Nghị chính vương kiêm Quân cơ xứ lĩnh bang đại thần khởi xướng. Phong trào kéo dài từ 1860 – 1895 với mốc khởi đầu là việc thành lập Tổng lý các quốc sự vụ nha môn tháng 1 năm 1861.

Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.

Năm 1861 Tổng đốc Lưỡng giang Tăng Quốc Phiên thành lập An khánh quân giới cục tại tỉnh An huy.

Năm 1862 Tuần phủ Giang tô Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên đồng sáng lập Cục pháo binh và Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam ở Thượng hải, Cục làm pháo Tây dương ở Tô châu, Cục cơ khí Kim lăng ở Nam kinh.

Năm 1866 Tổng đốc Mân Triết Tả Tông Đường mở Cục thuyền Mã vĩ ở Phúc Kiến, do Thuyền chính đại thần Thẩm Bảo Trinh làm Giám đốc, đặt nền móng cho hải quân Trung Quốc. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.

Khi chuyển đến vùng tây bắc giữ chức Tổng đốc Thiểm Cam, Tả Tông Đường đề xuất lên triều đình nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy kinh tế văn hóa vùng Tân Cương có tác dụng tích cực đối với việc khai phá vùng biên giới, thành lập các cơ sở sản xuất kiểu mới ở vùng tây bắc như: Lan châu cơ khí chức ni cục (là xưởng dệt len cơ khí đầu tiên của Trung Quốc dùng máy móc của Đức, thành lập năm 1878), Tổng cục tơ tằm A khắc tô, Lan châu chế tạo cục thành lập năm 1871, Tây an cơ khí cục thành lập năm 1869.

Năm 1867 tại Thiên tân Sùng Hậu Thông thương vụ đại thần Tam khẩu mở 2 cơ khí cục chuyên sản xuất cơ khí quân dụng, sau đó năm 1872 Luân thuyền chiêu thương cục mở chi nhánh tại đây, năm 1877 mỏ than Khai bình được đưa vào khai thác, năm 1888 tuyến đường sắt Thiên tân Đường sơn hoàn thành, năm 1896 Bưu điện Đại Thanh hoạt động tại đây, năm 1903 thành lập Tổng cục Công nghệ Trực lệ. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.

Tổng cục chế tạo Giang Nam

Năm 1865 đạo đài Thượng hải Đinh Nhữ Xương, cựu tướng lĩnh Hoài quân được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục chế tạo cơ khí Giang nam (về sau được cử làm đô đốc hạm đội hải quân Bắc dương). Lúc đầu kinh phí mua sắm máy móc chỉ có 25 vạn lạng bạc (35 vạn USD) được lấy từ nguồn thu thuế quan tại Thượng Hải. Tổng cục chế tạo cơ khí Giang Nam mua các máy móc của Mỹ gồm lò nấu, máy hơi nước, động cơ, máy đục, máy vặn ốc đủ các loại máy móc để chế tạo súng trường và pháo, thủy lôi, đạn dược, máy móc đóng tàu, là xí nghiệp quân sự lớn nhất do phái Dương vụ thành lập, về quy mô là một trong những công xưởng quân sự lớn nhất châu Á lúc bấy giờ.

Đến giữa năm 1867 mỗi ngày công xưởng sản xuất 14 khẩu súng trường và hàng trăm thùng đạn, cung ứng cho mặt trận Thiểm Cam của Tả Tông Đường. Đến năm 1873 mới sản xuất được 4200 khẩu súng trường Remington. Năm 1874 sản xuất được 110 đại bác theo kiểu của cơ xưởng Amstrong (Anh) với các loại cỡ nòng 120 mm, 170 và 200 mm. Về sau Lý Hồng Chương cho áp dụng kỹ thuật của Đức thay cho của Anh, dùng nhiều sản phẩm của hãng Krupp.

Năm 1861 nhà khoa học Từ Thọ (1818 – 1888) người Vô Tích, Giang tô đã nghiên cứu chế tạo tàu hơi nước, đến năm 1862 chế tạo thành công tàu Hoàng cốc là chiếc tàu hơi nước đầu tiên của Trung Quốc được làm bằng gỗ. Máy móc chủ yếu là bánh chuyển động bằng hơi nước, xi lanh dài 2 thước, đường kính dài 1 thước, chiều dài của tàu là 55 thước, nặng 25 tấn, vận tốc đạt 6 hải lý/giờ. Năm 1868 Từ Thọ đến làm việc tại Quảng phiên viện quán (nhà phiên dịch của Tổng cục chế tạo Giang nam) lần lượt dịch 13 loại thư tịch khoa học Tây phương như "Khí cơ phát nhẫn", "Doanh trận đề yếu", "Tây nghệ tri tân".

Năm 1868 chiếc tàu đầu tiên của nhà máy tàu thuyền Giang Nam là Huệ Cát được hạ thủy. Đến năm 1876 Giang nam công xưởng cho hạ thủy 7 chiếc tàu hơi nước, trong đó chiếc tàu lớn nhất có tải trọng 2800 tấn. Quy mô của Giang nam công xưởng vượt xa xưởng đóng tàu Yokosuda của Nhật mãi đến năm 1887 mới bắt đầu sản xuất tàu cỡ lớn.

Năm 1869 nhà máy chế tạo tàu thuyền Mã vĩ (Phúc châu) bắt đầu đóng loại tàu mới, sử dụng máy móc và kỹ thuật cơ khí của Pháp do Thẩm Bảo Trinh nguyên tuần phủ Giang tây làm Giám đốc. Kinh phí ban đầu là 40 vạn lạng bạc (55 vạn đô la) được huy động từ các tỉnh Phúc kiến, Chiết giang, Quảng đông. Trong thời gian 1866 – 1874 chi phí của xưởng lên tới 540 vạn lạng bạc (750 vạn đô la). Số nhân công của xưởng Mã vĩ lúc cao nhất đạt tới 3000 công nhân, quy mô lớn hơn Giang nam chế tạo cơ khí chế tạo tổng cục.

Năm 1890 Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam bắt đầu lập xưởng luyện thép, có lò 15 tấn mỗi ngày luyện được 3 tấn, đó là lò luyện thép (lò thường) đầu tiên của Trung Quốc. Năm 1892 quy mô của Giang nam công xưởng đạt tới diện tích 73 acre đất, 1974 nhà xưởng và 2982 công nhân. Máy móc của công xưởng có 1037 máy, sản xuất ra 47 loại sản phẩm dưới sự giám sát của kỹ thuật viên nước ngoài.Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.

Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh.

Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài Loan (năm 1885). Các trường quân sự cũng được thành lập: năm 1867 trường hải quân được thành lập ở Phúc châu (Phúc kiến), Thiên tân (Trực lệ) năm 1880, Hoàng phố (Quảng đông) năm 1887, Nam kinh (Giang tô) năm 1890, Yên đài (Sơn đông) năm 1903.

Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh. Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.

Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài Loan (năm 1885).

Về sau công cuộc Tây dương vụ được Tổng đốc Hồ quảng Trương Chi Động và Bộ trưởng Giao thông Thịnh Tuyên Hoài tiếp tục thực hiện, hai người thành lập nhiều xí nghiệp, riêng Thịnh Tuyên Hoài còn bỏ vốn đầu tư trong nhiều cơ sở kinh doanh.

Khi đến Quảng đông nhậm chức tổng đốc Lưỡng quảng, Trương Chi Động cho xây dựng Quảng đông quân giới cục, thành lập trường lục quân Quảng đông, Cục dệt vải và Xưởng luyện thép Quảng đông. Trong thời gian này Trương Chi Động cho thành lập Giang nam tự cường quân là lực lượng lục quân kiểu mới sớm nhất Trung Quốc lúc bấy giờ theo biên chế quân đội phương Tây.

Lúc được thuyên chuyển đến Hồ bắc Trương Chi Động cho di dời toàn bộ thiết bị của xưởng súng pháo Quảng đông và cho xây dựng thành xưởng súng pháo Hán dương, Xưởng dệt tứ cục Hồ bắc bao gồm dệt vải, kéo sợi, ươm tơ, chế biến gai, Thư viện Lưỡng Hồ, lập kế hoạch xây dựng đường sắt Lô Hán (sau đổi tên là Kinh Hán, xây dựng từ năm 1896, hoàn thành năm 1905) nối liền hai miền nam bắc.

Công binh xưởng Hán Dương

Công binh xưởng Hán Dương được xây dựng năm 1894 từ nguồn kinh phí của hạm đội Nam Dương là nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên có quy mô lớn với hệ thống kỹ thuật lớn nhất. Công xưởng có diện tích 40 acre. Tháng 8 năm 1895 tại đây bắt đầu sản xuất súng trường M1888 của Đức, và súng trường Mauser, và đạn dược với sản lượng 13000 băng/tháng. Đến năm 1900 công binh xưởng Hán dương đã cung cấp cho lực lượng Nghĩa hòa đoàn hơn 3000 súng trường và 1 triệu băng đạn. Đến năm 1904 công binh xưởng Hán dương đã đạt sản lượng 50 súng trường T88 và 12000 băng đạn mỗi ngày, sản xuất ra súng bộ binh kiểu Hán dương gọi là Hán dương tạo.

Năm 1893 ở Hồ bắc xây dựng nhà máy thép Hán dương, lò cao cận đại hóa của Trung Quốc bắt đầu sản xuất vào tháng 5 năm 1894. Nhà máy có 4 lò cao đều mua trang thiết bị nước ngoài, trình độ kỹ thuật tương đối tiên tiến so với thế giới lúc đó. Tháng 2 năm 1908 nhà máy thép Hán dương cùng mỏ sắt Đại dã hợp nhất với nhà máy luyện khoáng và mỏ Bình hương (Giang tây), trở thành một xí nghiệp liên hợp gang thép đầu tiên có quy mô lớn hiện đại nhất châu Á lúc bấy giờ, đạt tới sản lượng 113 ngàn tấn gang và 50 ngàn tấn thép năm 1910.

Thua trận trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894 - 1895 là một bước ngoặt đối với triều đình nhà Thanh. Nhật Bản, một nước từ lâu bị người Trung Quốc coi là quốc gia mới của những kẻ cướp biển, đã đánh bại một cách thuyết phục Hạm đội Bắc Hải mới được hiện đại hóa của nước láng giềng to lớn khiến triều đình nhà Thanh phải mất mặt.

Khi đã đánh bại Trung Quốc, Nhật Bản trở thành nước châu Á đầu tiên gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc trước đó chỉ gồm các nước phương Tây. Thất bại này là một sự sửng sốt đối với triều đình nhà Thanh đặc biệt khi họ chứng kiến hoàn cảnh xảy ra của nó chỉ ba thập kỷ sau khi Nhật Bản tiến hành các cuộc Minh Trị cải cách biến nước này có khả năng ganh đua với các nước phương Tây về các thành quả kinh tế và kỹ thuật của họ.

Cuối cùng vào tháng 12 năm 1894 chính phủ nhà Thanh đưa ra một số bước kiên quyết nhằm cải cách thể chế quân sự và đào tạo lại một số đơn vị đã được lựa chọn nhằm tây phương hóa trình độ tác chiến, vũ khí và chiến thuật của họ. Các đơn vị đó được gọi là Tân thức lục quân (新式陸軍 Quân đội kiểu mới). Kết quả thành công nhất của việc này là Bắc Dương Quân (北洋軍) nằm dưới sự giám sát và điều khiển của cựu chỉ huy Hoài Quân, vị tướng người Hán Viên Thế Khải (袁世凱), người đã tận dụng vị trí của mình để trở thành một Tổng thống Cộng hòa độc tài và cuối cùng thành một vị hoàng đế trong thời gian ngắn của Trung Quốc.